[ad_1]
1/ Khái niệm Văn phòng công chứng
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.
Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.
– Không có thành viên góp vốn.
– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.
2/ Có nên công chứng ở Văn phòng công chứng không?
Từ những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng và Văn phòng công chứng, có thể thấy, về nhiệm vụ, công việc, hai loại hình này chỉ khác nhau ở tên gọi, chủ sở hữu vốn và nguồn gốc thành lập. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập, một bên hoạt động như loại hình doanh nghiệp hợp danh.
Tuy nhiên, hai hình thức này đều thực hiện việc công chứng – chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự… cũng như có quyền, nghĩa vụ như nhau. Đặc biệt, giá trị pháp lý của văn bản công chứng từ hai loại hình này là như nhau.
Như vậy, công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng đều được, chỉ cần lựa chọn nơi nào thuận tiện hơn trong việc đi lại để thực hiện công chứng.
3/ Các thủ tục được thực hiện tại Văn phòng công chứng
Các thủ tục Văn phòng công chứng được thực hiện nêu tại Chương V Luật Công chứng gồm:
– Hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn.
– Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
– Công chứng bản dịch…
Trong đó, một số loại hợp đồng, giao dịch có thể công chứng gồm:
– Hợp đồng thế chấp bất động sản;
– Hợp đồng uỷ quyền;
– Di chúc;
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản…
Xem thêm: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng
Văn phòng công chứng là gì? (Ảnh minh họa)
4/ Giá công chứng hợp đồng, giao dịch
Giá công chứng hợp đồng, giao dịch gồm phí công chứng và thù lao công chứng. Trong đó:
– Phí công chứng: Là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho Văn phòng công chứng gồm: Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch; phí lưu giữ di chúc…
– Thù lao công chứng: Là khoản phí khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng, đánh máy, sao chụp, dịch, công chứng ngoài trụ sở…
Cụ thể, căn cứ Thông tư 257/2016/TT-BTC, có thể liệt kê một số loại phí công chứng gồm:
* Phí công chứng tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất;
– Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vồn bằng tài sản khác;
– Hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản…
Tùy thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch mức thu phí công chứng, cụ thể:
STT |
Giá trị tài sản/hợp đồng, giao dịch |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 |
Dưới 50 triệu đồng |
50.000 đồng |
2 |
Từ 50 triệu đồng – 100 triệu đồng |
100.000 đồng |
3 |
Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng |
0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 |
Từ trên 01 tỷ đồng – 3 tỷ đồng |
01 triệu đồng + 0,06% phần giá trị vượt quá 1 tỷ đồng |
5 |
Từ trên 03 tỷ đồng – 5 tỷ đồng |
2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị vượt quá 3 tỷ đồng |
6 |
Từ trên 05 tỷ đồng – 10 tỷ đồng |
3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị vượt quá 5 tỷ đồng |
7 |
Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng |
5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 |
Trên 100 tỷ đồng |
32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng (tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
* Phí công chứng không tính theo giá trị tài sản hoặc giao dịch, hợp đồng
STT |
Loại việc |
Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 |
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp |
40.000 |
2 |
Hợp đồng bảo lãnh |
100.000 |
3 |
Hợp đồng ủy quyền |
50.000 |
4 |
Giấy ủy quyền |
20.000 |
5 |
Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch không tăng giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch |
40.000 |
6 |
Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
25.000 |
7 |
Di chúc |
50.000 |
8 |
Văn bản từ chối nhận di sản |
20.000 |
9 |
Hợp đồng, giao dịch khác |
40.000 |
Xem thêm…
5/ Giá chứng thực giấy tờ, tài liệu
Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực được quy định cụ thể như sau:
STT |
Nội dung thu |
Mức thu |
1 |
Bản sao từ bản chính |
2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. |
2 |
Phí chứng thực chữ ký |
10.000 đồng/trường hợp. |
6/ Văn phòng công chứng khác gì Phòng công chứng?
Tiêu chí |
Phòng công chứng |
Văn phòng công chứng |
Địa vị pháp lý |
Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp (Điều 19 Luật Công chứng 2014) |
Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công dưới hình thức công ty hợp danh (Điều 22 Luật Công chứng) |
Thành lập |
Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng |
Được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và Luật Doanh nghiệp đối với loại hình công ty hợp danh |
Chủ thể thành lập |
UBND cấp tỉnh quyết định thành lập |
Có 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập |
Người đại diện theo pháp luật |
– Là công chứng viên – Do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. |
– Là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng – Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên |
Công chứng viên |
Là viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập |
– Công chứng viên hợp danh hoặc; – Công chứng viên làm việc theo hợp đồng lao động |
Xem thêm: Phân biệt công chứng và chứng thực
Thời gian làm việc của Văn phòng công chứng thế nào? (Ảnh minh họa)
7/ Văn phòng công chứng có làm việc ngoài giờ không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước.
Hiện nay, không có một quy định chung nào về giờ làm việc của các cơ quan Nhà nước. Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
Thông thường, hiện nay, các cơ quan Nhà nước cũng như các Văn phòng công chứng đều có giờ làm việc như sau:
– Làm các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.
– Giờ làm buổi sáng: Từ 8 giờ – 12 giờ.
– Giờ làm buổi chiều: Từ 13 giờ – 17 giờ.
Tuy nhiên, một số cơ quan tại TP. Hà Nội và TP. HCM làm việc cả sáng thứ Bảy.
Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có quyền:
Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
Do đó, thông thường Văn phòng công chứng sẽ làm việc theo giờ hành chính của cơ quan Nhà nước nhưng nếu theo yêu cầu của người dân thì có thể làm việc thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính.
8/ Danh sách Văn phòng công chứng tại Hà Nội, TP. HCM
Văn phòng công chứng tại Hà Nội
https://image.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/08/13/Danh-sach-Van-phong-cong-chung-TP.Ha_Noi_1308182321.pdf
Ảnh chụp một phần danh sách
Văn phòng công chứng tại TP. HCM
https://image.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/08/13/Danh-sach-Van-phong-cong-chung-TP.HCM_1308182321.pdf
Ảnh chụp một phần danh sách
Trên đây là quy định về Văn phòng công chứng là gì? Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến công chứng, chứng thực, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất