[ad_1]
Mỗi cá nhân, tổ chức đều phải sống, làm việc và học tập tuân theo những quy định của pháp luật. Vậy thi hành pháp luật là gì? Khác với tuân thủ pháp luật ở điểm nào ? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chi tiết ngay dưới đây.
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Thi hành pháp luật là gì ?
Thi hành pháp luật là hành vi của chủ thể thực hiện hóa những quy định pháp luật đã được ban hành. Theo Wikipedia thì thi hành pháp luật chính là việc một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức, nhằm thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và quy tắc trong xã hội đó.
Hiểu đơn giản thì thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện những điều mà pháp luật đã yêu cầu. Đây là một hành động mang tính chất bắt buộc và mỗi người đều phải thực hiện theo.
2. Ví dụ cụ thể về thi hành pháp luật của cá nhân, tổ chức
Việc thi hành pháp luật không chỉ áp dụng với riêng mỗi cá nhân mà còn với cả các cơ Nhà nước, tổ chức khác.
2.1 Cá nhân thi hành pháp luật
Mỗi cá nhân khi sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam đều phải chủ động thực hiện đúng những điều mà pháp luật đã đề ra. Cùng tìm hiểu xem đối với mỗi cá nhân, thi hành pháp luật là gì qua các ví dụ cụ thể dưới đây:
-
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân đủ 18 tuổi và đủ các tiêu chuẩn theo quy định phải tham gia nghĩa vụ quân sự
-
Trong gia đình, mỗi thành viên cũng có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con cái, chăm lo cho việc học tập của con…
-
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động cũng cần biết thi hành pháp luật là gì. Tại Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, tuân thủ nội quy lao động, chấp hành kỷ luật lao động và thực hiện các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…
2.2 Cơ quan nhà nước khi thi hành pháp luật
Chính quyền địa phương cụ thể là Ủy ban nhân dân các cấp cần phải chủ động thực hiện quy định của pháp luật cụ thể trong điều Điều 114 Hiến pháp năm 2013 như sau:
“ Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
Ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm thi hành quy định của pháp luật ở địa phương của mình.
2.3 Các tổ chức khác khi thi hành pháp luật
Các tổ chức khác cũng đều cần phải chủ động thi hành pháp luật. Ví dụ như theo Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, doanh nghiệp phải chủ động tuân thủ các thỏa thuận hợp pháp, hay các thỏa ước lao động. Ngoài ra, cũng đảm bảo tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về một số nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:
-
Doanh nghiệp cần đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp đảm bảo về tính trung thực và chính xác về những thông tin đã kê khai.
-
Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế, các nghĩa vụ tài chính đúng quy định…
Tham gia nhập ngũ là cá nhân đang thi hành pháp luật (Ảnh minh hoạ)
3. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật có gì giống và khác nhau?
Việc thực hiện pháp luật bao gồm thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, hai hình thức này sẽ có những điểm giống và khác nhau.
3.1 Điểm giống nhau
Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật sẽ có những điểm giống nhau cơ bản như sau:
-
Chủ thể thực hiện của hai hình thức này đều là cá nhân, tổ chức
-
Thi hành và tuân thủ pháp đều bắt buộc phải thực hiện.
3.2 Điểm khác nhau
Ngoài những điều giống nhau, thì hai hình thức này vẫn sẽ có những điểm khác nhau:
Thi hành pháp luật |
Tuân thủ pháp luật |
|
|
Bất cả kể cá nhân hay tổ chức nào cũng phải chủ động thực hiện các quy định pháp luật đã được ban hành. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thi hành pháp luật là gì. Cũng như phân biệt được thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật có gì khác nhau.