Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

[ad_1]

Thành phần gia đình là một mục rất quen thuộc trong sơ yếu lý lịch mà ai làm hồ sơ cũng phải biết. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ về thành phần gia đình là gì, các kiểu thành phần gia đình và cách viết thành phần gia đình trong hồ sơ. Cùng theo dõi nhé.

1. Thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình là một mục bắt buộc trong bản kê khai sơ yếu lý lịch. Trong đó, người kê khai sẽ phải nêu rõ ràng và chính xác gia đình mình (tất cả thành viên) thuộc thành phần nào trong xã hội. Thành phần gia đình có thể là cố nông, bần nông, phú nông, công chức, địa chủ, viên chức, tiểu thương, tiểu tư sản,….

thanh-phan-gia-dinh-la-gi
Thành phần gia đình là gì? (Ảnh minh họa)

Thành phần gia đình cũng có thể được xem là xuất thân của gia đình, hoàn cảnh của gia đình, là cơ sở để xác định xem gia đình bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội.

Thông thường, việc kê khai thành phần gia đình trong bản sơ yếu lý lịch là thành phần gia đình sau cuộc cải cách ruộng đất.

2. Các kiểu thành phần gia đình cơ bản

Thành phần gia đình trong xã hội Việt Nam được phân loại với từng đặc điểm khác nhau. Người kê khai cần biết rõ những đặc trưng của các kiểu thành phần gia đình để xác định chính xác gia đình mình thuộc thành phần nào. Cụ thể như sau:

– Thành phần cố nông: Cố nông là tầng lớp vô sản ở vùng nông thôn. Đây là những người nông dân nghèo, không có ruộng đất, không có công cụ sản xuất, không có khả năng tự sản xuất, chủ yếu sống bằng cách đi làm thuê địa chủ.

– Thành phần bần nông: Bần nông cũng là những người nghèo, chịu sự quản lý của chế độ cũ. Cuộc sống của bần nông được đánh giá là tốt  hơn một chút so với cố nông bởi vì họ có sở hữu một phần ruộng đất nhỏ. Tuy nhiên, những người thuộc tầng lớp bần nông vẫn phải đi làm thuê cho địa chủ hoặc lính canh thì mới đủ sống.

– Thành phần trung nông: Trung nông nhìn chung là những nông dân ít bị bóc lột hơn. Trung nông có tài sản riêng và được tự do lao động kiếm sống theo cách của mình.

– Thành phần phú nông (hay địa chủ): Phú nông là những người giàu có, có ruộng đất nhưng không tập trung canh tác hết mà thường mượn đất của người khác để canh tác.

dia-chu-la-tang-lop-giau-co-trong-xa-hoi
Địa chủ là tầng lớp giàu có trong xã hội (Ảnh minh họa)

– Thành phần công chức, viên chức: Đây là tầng lớp tri thức, là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

– Thành phần nghèo đói: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Đây là những người dân nghèo khổ, đói khổ, không có tài sản, cũng không có khả năng lao động nhiều, thường bị áp bức.

– Thành phần tiểu thương, tiểu chủ, tư sản, tiểu tư sản: Những tầng lớp này được xem là  nhà giàu, thông thường sẽ đều chuyên hoạt động buôn bán nhỏ.

3. Mục đích của việc kê khai thành phần gia đình

Thành phần gia đình là mục bắt buộc phải có và phải được kê khai chính xác trong bản sơ yếu lý lịch. Mục kê khai thành phần gia đình thường được ghi là “Thành phần gia đình sau cải cách” hoặc “Thành phần gia đình sau cải tạo nông nghiệp”.

Giai đoạn các năm từ 1953 – 1956 là giai đoạn đất nước ta đang cố gắng thoát ra khỏi chế độ độc tài tư bản. Phong trào cách mạng ruộng đất được thực hiện với mục đích xóa bỏ những điều bất công còn sót lại trong chế độ phong kiến cũ, đồng thời trừng trị những thành phần chống phá đất nước. Bản chất của cuộc cách mạng ruộng đất là loại bỏ tàn dư phong kiến, xóa nhòa phân chia giai cấp và chia lại ruộng đất cho dân cày.

phong-trao-cai-cach-ruong-dat-nam-1954
Phong trào cải cách ruộng đất năm 1954 (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, việc kê khai thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất trong sơ yếu lý lịch mang ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở để thiết lập sự bình đẳng và tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của con người và toàn xã hội. Bên cạnh đó, thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất còn được xem là nguồn gốc xuất thân của mỗi người.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất cũng chính là một sự đại diện cho sự thể hiện của công cuộc cải cách đối với ruộng đất. Mục đích của việc cải cách chính là để có thể loại bỏ hoàn toàn những điều ngang trái, những việc bất công, sự lạc hậu trong xã hội cũng như là cơ sở để phân loại được những thành phần có tư tưởng chống đối lại đất nước với những thành phần xây dựng đất nước.

4. Hướng dẫn kê khai thành phần gia đình trong hồ sơ

Như đã nêu ở trên, chúng ta có nhiều loại thành phần gia đình trong kê khai sơ yếu lý lịch như cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản,… Vì vậy, người kê khai cần phải hiểu rõ từng loại thành phần để xác định đúng gia đình mình thuộc thành phần nào và ghi chính xác vào mục này.

Ví dụ: Gia đình bạn có những đặc điểm của thành phần phú nông thì mục “thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất” sẽ được ghi là: phú nông.

thanh-phan-gia-dinh-can-phai-duoc-ke-khai-chinh-xac
Thành phần gia đình cần phải được kê khai chính xác (Ảnh minh họa)

Hiện nay, hầu như không tồn tại các thành phần như phú nông, địa chủ hay cố nông, bần nông. Thay vào đó sẽ là phần lớn các thành phần cao cấp hơn như tư bản, viên chức, công chức,…

Đối với những đối tượng đặc thù như bộ đội, đảng viên, công an,… thì việc kê khai thành phần gia đình trong bản sơ yếu lý lịch cần được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đảm bảo độ chính xác. Bởi những thông tin kê khai đó không chỉ liên quan đến bản thân người khai mà còn liên quan đến những người thân trong dòng họ, gia đình.

Tùy vào từng yêu cầu cụ thể mà người kê khai phải xác định các yếu tố nào liên quan đến thành phần gia đình mình để kê khai cho chính xác. Thường thì tất cả những thông tin liên quan về bối cảnh gia đình, dòng họ, xuất thân của nhóm người này đều sẽ được điều tra kỹ lưỡng nhằm mục đích xác minh độ an toàn.

5. Viết thành phần gia đình cần lưu ý những gì?

Sau khi đã hiểu rõ thành phần gia đình là gì, biết cách phân loại và hiểu được tầm quan trọng của nó, thì trong quá trình kê khai, người khai cũng cần phải lưu ý một vài điểm sau:

– Đảm bảo thông tin kê khai về thành phần gia đình của bản thân là chính xác nhất, không có sự sai lệch. Nhất là đối với các bạn bắt đầu đi xin việc hoặc thực hiện các thủ tục liên quan hành chính, việc kê khai nếu xảy ra sai sót thì có thể dẫn đến việc thủ tục, hồ sơ không được hoàn thành, không được thông qua.

– Cách nhanh nhất để xác định thành phần gia đình là xem thử hồ sơ lý lịch của những người thân cận trong gia đình mình. Những thông tin này hầu như không thay đổi. Hoặc một cách khác nữa là đến phường – xã nơi bạn công chứng lý lịch để nhờ tra cứu hộ. Việc này thực chất khá thuận tiện vì trong quá trình làm hồ sơ, bạn đều phải cần đến công chứng giấy tờ.

– Lưu ý khi viết không được phép tẩy xóa hay viết chèn chữ lên mục này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm xấu hồ sơ mà còn khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, tất nhiên sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Mong rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ thành phần gia đình là gì và biết cách ghi mục này chính xác trong sơ yếu lý lịch. Có thể thấy thành phần gia đình tuy chỉ là một phần thông tin rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với một cá nhân trong xã hội. Vì vậy mỗi người cần có ý thức kê khai chính xác mục này theo đúng quy định của pháp luật để tránh những rắc rối về sau.

Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *