Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục hậu quả

[ad_1]

Trước những biến động của môi trường, việc nhận biết những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là vô cùng cần thiết. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng môi trường cũng như nâng cao đời sống người dân. 

1. Ô nhiễm môi trường là gì?   

Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ô nhiễm môi trường được hiểu như sau:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Ô nhiễm môi trường mang lại nhiều hậu quả tiêu cực
Ô nhiễm môi trường mang lại nhiều hậu quả tiêu cực (Ảnh minh hoạ)

Với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối trên toàn cầu.

Hiện nay, mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có nguy cơ đối mặt với các loại ô nhiễm khác nhau: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,… Điều này có tác động tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật khác.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường rất đa dạng. Yếu tố nhân tạo và tự nhiên là hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm cho các loại môi trường khác nhau. Khi nắm được những nguyên nhân này, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế hậu quả của vấn đề ô nhiễm.

2.1 Ô nhiễm môi trường đất

Tình trạng này xảy ra bởi các hóa chất, chất thải của hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và sinh hoạt con người. Các chất này thải ra bên ngoài môi trường vượt quá mức cho phép và không được xử lý đúng cách.

Từ đó, tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái và tác động tới hệ sinh thái các loài sinh vật và cuộc sống con người.

– Chất hóa học: Khi quá lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sẽ làm tăng nồng độ chất hóa học trong đất.

Việc sử dụng chất hóa học sai cách không chỉ làm mất tính hiệu quả với thực vật, mà còn gây ô nhiễm môi trường đất. Đất dễ bị xói mòn và mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp và sức khỏe con người.

– Nước thải không qua xử lý: Các khu công nghiệp, hộ gia đình vẫn còn tình trạng xả nước ra ngoài môi trường nhưng không qua xử lý. Điều này khiến hóa chất và cặn nước thải ngấm vào đất, tăng nguy cơ ô nhiễm.

– Ý thức con người: Hiện nay, người dân chưa có ý thức phân loại rác thải và giữ gìn vệ sinh công cộng. Điều này dẫn tới rác thải tích tụ càng nhiều, đặc biệt là rác thải nhựa khó phân hủy.

Ngoài ra, khi rác thải ứ đọng, không được phân loại sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Tình trạng đất bị ô nhiễm và xói mòn
Tình trạng đất bị ô nhiễm và xói mòn (Ảnh minh hoạ)

2.2 Ô nhiễm môi trường nước

– Phương tiện giao thông, vận chuyển: Phương tiện vận chuyển thường xả thải ra môi trường nước thông qua nước mưa hoặc hệ thống thoát nước khi được vệ sinh hoặc bảo dưỡng. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển dầu, có thể gặp các sự cố va chạm, hỏng hóc, làm rò rỉ dầu ra bên ngoài, gây ô nhiễm nguồn nước.

Khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy và ô tô sẽ hòa một phần vào nước mưa, làm cho nước mưa bị axit hóa. Từ đó làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, suy giảm hệ sinh thái.

– Chất thải nông nghiệp và công nghiệp: Chất thải của gia súc, gia cầm, xác sinh vật trôi nổi và sự phân hủy cơ thể của các sinh vật sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học nhưng không vứt bỏ bao bì, chai lọ đúng cách, thậm chí vứt trực tiếp xuống nước. Dẫn đến lượng hóa chất dư thừa ngấm vào nước ngầm gây hại cho môi trường.

Hoạt động sản xuất công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp thường xuyên thải nước chứa các chất độc hại. Điều đó không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, gây nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn mà còn làm chết nhiều loài sinh vật.

– Sinh hoạt của con người: Trong đời sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lượng nước rất lớn và thải ra bên ngoài. Lượng nước thải này chứa các chất thải độc hại, không được xử lý đúng cách và thải trực tiếp ra ao, hồ, sông,…

2.3 Ô nhiễm không khí

khí thải từ phương tiện giao thông
Khí thải từ phương tiện giao thông là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Ảnh minh hoạ)

– Khí thải từ phương tiện giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông  thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khói bụi và khí độc do quá trình đốt nhiên liệu. Các chất này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là về vấn đề hô hấp.

– Sản xuất công nghiệp: Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại như CO, CO2, SO2,… Bên cạnh đó, chi phí đầu đầu tư các thiết bị xử lý chất thải quá lớn nên hầu hết quá trình xử lý diễn ra chậm và một phần lớn các chất thải ra ngoài môi trường.

– Yếu tố tự nhiên: Núi lửa phun trào, cháy rừng, bão cát,… là những tác nhân tiềm ẩn cho bầu không khí.

Khi núi lửa phun trào, lượng lớn các tro bụi, khí độc thải ra bầu khí quyển. Bão cát, cháy rừng làm tăng lượng bụi mịn và các chất gây hại cho sức khỏe con người, dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch.

– Hoạt động sinh hoạt của con người: Các hoạt động như nấu nướng, đốt rác thải, sử dụng hóa chất trong gia đình cũng góp phần gây ô nhiễm không khí.

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu cực mà ô nhiễm môi trường mang lại. Không chỉ về sức khỏe, mà còn cả môi trường sống và nền kinh tế xã hội cũng đang bị ảnh hưởng đáng kể.

3.1 Đối với sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về hô hấp. Các hạt bụi mịn trong không khí dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh tim mạch, ung thư,…

Bên cạnh đó, sự ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc ăn uống, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ, thương hàn,…

Sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường (Ảnh minh hoạ)

3.2 Đối với môi trường sống

Ô nhiễm môi trường hệ sinh thái suy giảm, dẫn đến sự mất cân bằng sinh học. Sử dụng quá mức các hóa chất nông nghiệp hay xử lý không đúng các loại rác thải sẽ dẫn đến ô nhiễm đất đai, gây mất cảnh quan đô thị.

Ngoài ra, các ngành công nghiệp sản xuất, giao thông vận tải góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tượng như nóng lên toàn cầu, băng tan, mực nước biển dâng cao,…

3.3 Đối với kinh tế – xã hội

Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, nguồn nước và đất đai. Do đó, hạn chế sự phát triển của ngành du lịch và nuôi trồng khiến nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường và khắc phục hậu quả rất lớn, gây ảnh hưởng ngân sách quốc gia.

Ô nhiễm môi trường cũng tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người làm giảm năng suất lao động, có thể dẫn đến các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, xung đột,…

4. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động hiện nay, nếu chúng ta mãi thờ ơ, không có ý thức khắc phục thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người và sự phát triển của đời sống xã hội.

4.1 Về phía chính quyền các cấp

Chính quyền cần chủ trương ban hành luật, nghị định, thông tư về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra vấn đề chấp hành bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, để mang lại hiệu quả tối ưu, nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn năng lượng sạch, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tăng cường trồng cây gây rừng để thanh lọc bầu không khí.

trồng cây giúp bầu khí quyển trong lành hơn
Trồng cây giúp bầu khí quyển trong lành hơn (Ảnh minh hoạ)

4.2 Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần tiết kiệm năng lượng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu khí thải. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì các máy móc thiết bị để hạn chế rò rỉ trong quá trình sử dụng.

Nước thải cần được xử lý kịp thời bằng các hệ thống tối ưu. Doanh nghiệp nên nâng cao việc phân loại rác thải tại nguồn và có biện pháp xử lý và tái chế rác thải an toàn, phù hợp với môi trường.

4.3 Về phía từng cá nhân

Mỗi cá nhân cần ý thức trong việc tiết kiệm năng lượng và phân loại rác trước khi thải ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, mỗi người nên chủ động tham gia các hoạt động trồng cây xanh, thu góp rác thải và tuyên truyền, giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường cho bạn bè, người thân.

Việc khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, di chuyển bằng phương tiện công cộng sẽ giảm thiểu phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu xa về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đó, chúng ta sẽ tự giác nâng cao ý thức và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường sống, mang lại hệ sinh thái cân bằng và đa dạng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *