CEO là gì? CEO có vai trò và trách nhiệm thế nào?

[ad_1]

1. CEO là gì?

CEO trong tiếng anh là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đây là chức vụ lãnh đạo trong công ty, điều hành và quản lý mọi hoạt động chung của công ty. CEO giống như một người quản lý doanh nghiệp.

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Thành viên hợp danh;

– Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV);

– Thành viên HĐTV;

– Chủ tịch công ty;

– Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT);

– Thành viên HĐQT;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Xem chi tiết: Chủ tịch có thể kiêm Tổng giám đốc không?

Mặc dù CEO giống như người quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên một doanh nghiệp thường chỉ có một CEO. Trường hợp là thành viên HĐTV, thành viên HĐQT được liệt kê như trên không thể coi là CEO của doanh nghiệp.

Như vậy, khái niệm “người quản lý doanh nghiệp” không hoàn toàn là chỉ CEO.

Theo đặc điểm, tính chất của CEO và căn cứ các quy định của pháp luật doanh nghiệp, CEO trong các loại hình công ty thường sẽ giữ các chức danh sau:

Loại hình công ty

Chức danh

Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên

Giám đốc/Tổng giám đốc

Công ty hợp danh

Thành viên hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân

Lưu ý:

– Đối với công ty cổ phần: CEO có thể là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT.

– Đối với công ty TNHH 2 thành viên: CEO có thể là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.

– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: CEO có thể là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công ty.

Xem chi tiết: Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp

ceo la gi

2. Nghề CEO là gì? Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

Nghề CEO là gì cũng là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến CEO.

Để hiểu sâu hơn và có một cái nhìn khách quan về công việc của một CEO, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vai trò của vị trí này trong doanh nghiệp.

Trong một doanh nghiệp, CEO sẽ có trách nhiệm chung là tạo lập kế hoạch, thực hiện và xây dựng định hướng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về hoạt động kinh doanh, tài chính để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền vững. CEO giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trong công ty: chiến lược kinh doanh, nhân sự, quan hệ đối tác…

Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, CEO sẽ có những quyền và nghĩa vụ cụ thể sau:

– Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của HĐQT, HĐTV;

– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, HĐTV;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty;

– Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Tuyển dụng lao động;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của HĐQT, HĐTV.

3. Vice CEO là gì? Deputy CEO là gì?

“Vice CEO là gì”, “puty CEO là gì” là các cụm từ được rất nhiều người tìm kiếm liên quan đến chủ đề CEO.

Từ “vice” có nghĩa là phó, đây là một vị trí có thể thay thế giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt.

Còn “deputy” là chức danh dành được coi như “cánh tay phải” hay “trợ thủ đắc lực” cho giám đốc, nhưng sẽ bị hạn chế quyền hạn và không được đưa ra quyết định hay ký bất cứ giấy tờ gì thay giám đốc trừ khi được ủy quyền.

CEO – chức danh của những người giữ vị trí điều hành doanh nghiệp còn được gọi với tên gọi khác là Director. Trên thực tế, hai chức danh này thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Theo đó, người ta thường sử dụng từ “vice managing director” hay “deputy managing director” để chỉ chức danh phó tổng giám đốc.

4. Cần có những yếu tố nào để trở thành CEO?

Để vận hành một doanh nghiệp, người giữ vị trí CEO cần sở hữu những tố chất sau:

4.1. Có trí tuệ cảm xúc

Để đưa ra các quyết định sáng suốt, CEO cần rèn luyện để trở thành “bậc thầy” của trí tuệ cảm xúc.

Trí tuệ cảm xúc được đánh giá thông qua chỉ số EQ. Chỉ số EQ cao cho thấy khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc trong mọi tình huống.

4.2. Tầm nhìn chiến lược

Nếu như không có tầm nhìn, người điều hành khó lòng có thể kiểm soát được hoạt động của các phòng ban và định hướng tương lai cho doanh nghiệp.

Người lãnh đạo giỏi không chỉ là người giỏi dùng các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các con số mà còn phải đi sâu đi sát vào quản lý con người, quản lý cảm xúc của nhân viên.

4.3. Tư duy sáng tạo

CEO cần hiểu rõ, nếu không liên tục đổi mới các loại hình  kinh doanh và các gói sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bị nhấn chìm giữa muôn vàn sản phẩm mới, xu hướng mới.

Tuy nhiên, bất cứ sự sáng tạo nào cũng đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng và coi khách hàng làm đối tượng trung tâm cho mọi chiến lược kinh doanh.

4.4. Người truyền cảm hứng

Hơn ai hết, người điều hành cấp cao cần hiểu rõ triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”.

Một doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển vững mạnh khi có nhân viên làm việc tích cực, sáng tạo.

Bởi vậy, để kiến tạo nên một tập thể hùng mạnh, CEO cần liên tục cổ vũ và truyền cảm hứng cho từng cá nhân. Việc truyền cảm hứng có thể thực hiện bằng cách tổ chức buổi chia sẻ, khen thưởng  đối với những nhân viên có thành tích xuất sắc…

4.5. Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán và thuyết phục

Đây là yếu tố giúp CEO dung hòa hoạt động giữa các phòng ban trong doanh nghiệp và làm hài lòng đối tác và khách hàng thân thiết.

Đàm phán và thuyết phục là kỹ năng giao tiếp quan trọng đặc biệt đối với CEO. Để gia tăng hiệu quả quản lý, CEO luôn cần có người hiểu, đồng tình, ủng hộ.

5. Điểm khác nhau giữa CEO và Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty

Tiêu chí

CEO

Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch HĐTV/Chủ tịch công ty

Vai trò chính

Điều hành nội bộ công ty

Điều hành HĐQT, HĐTV

Công việc chính

Lập kế hoạch, giám sát, điều hành hoạt động kinh doanh, nhân sự… của công ty

Lập, giám sát, tổ chức HĐQT, ĐHĐCĐ và HĐTV.

Thành phần

Có thể được thuê người ở ngoài công ty.

Là thành viên của HĐQT, HĐTV.

Tóm lại, CEO là một thuật ngữ thông dụng chỉ những người quản lý và điều hành doanh nghiệp. Thông thường CEO sẽ giữ chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của chức danh này được quy định cụ thể trong pháp luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

5. Câu hỏi thường gặp 

5.1. Học ngành gì để làm CEO?

Khi được hỏi học ngành gì để trở thành CEO, nhiều người sẽ nói là quản trị kinh doanh.

Tuy nhiên, quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành CEO. Bởi vì ngày nay điều khiến nhà tuyển dụng quan tâm nhất ở ứng viên là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Còn việc bạn tốt nghiệp ngành nào không phải là yếu tố chủ chốt quyết định việc bạn có thể trở thành nhà điều hành cấp cao hay không.

Nếu vậy vì sao mọi người đều nghĩ đến ngành quản trị kinh doanh khi được hỏi học ngành gì để trở thành CEO? Hầu hết mọi người đều cho rằng như vậy vì phần lớn các CEO đều có bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Khi theo học ngành quản trị kinh doanh, họ sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để trở thành một giám đốc điều hành chuyên nghiệp.

Đồng thời, hiểu được ý nghĩa và vai trò của quản trị kinh doanh đối với các mục tiêu lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về kinh tế, xã hội, ngành này còn cung cấp kiến thức về nguyên lý, triết lý kinh doanh, cũng như những nguyên tắc hoạt động và cách tổ chức bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp. Giúp người học biết cách lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh và tìm ra những giải pháp cụ thể để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Theo ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp người học tự học hỏi, cập nhật thêm kiến thức mới và xu hướng kinh doanh trên thị trường. Từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn và những kỹ năng của bản thân như tư duy, phân tích và phán đoán.

Tóm lại, theo học bất cứ ngành nào đều có thể trở thành CEO. Tuy nhiên, quản trị kinh doanh là ngành phù hợp nhất. Bởi vì theo học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ giúp CEO trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tố chất cần có của một người điều hành doanh nghiệp.

5.2. Cần thời gian bao lâu để trở thành CEO? 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cần trung bình 24 năm để một người có thể trở thành một CEO. Nghiên cứu này đã loại bỏ các yếu tố liên quan gia đình và những yếu tố hỗ trợ khác. Kết quả chỉ được tính dựa trên sự tự nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc.

Thông thường các CEO sẽ bắt đầu công việc tại những vị trí thấp. Sau đó họ dần tích lũy những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến bước trên con đường trở thành giám đốc điều hành.

5.3. Mức lương của CEO là bao nhiêu? 

CEO là được coi là nhân viên cấp cao nhất của một doanh nghiệp. Vì vậy, mức lương trả cho CEO hầu như cũng cao hơn tất cả các chức danh còn lại trong doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lương của CEO dao động từ 25 triệu đồng trở lên (có thể lên đến hàng trăm triệu đồng).

Với những sức ép và mà vị trí này phải đối mặt thì việc trả lương cao cho họ là điều dễ hiểu.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi CEO là gì? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 nếu còn vướng mắc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *