Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt thế nào với kinh tế vĩ mô

[ad_1]

Khi nhắc về lĩnh vực kinh tế, 2 khái niệm luôn đi kèm nhau là kinh tế vi mô và kinh tế vi mô. Vậy kinh tế vi mô là gì? Phân biệt thế nào với kinh tế vĩ mô. Hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé!

Mục lục bài viết [Ẩn]

1. Kinh tế vi mô là gì? 3 ví dụ về kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô (Microeconomics) là một phân ngành trong kinh tế học, nghiên cứu về các chủ thể kinh tế nhỏ như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,…và các tương tác của các chủ thể này trong thị trường.

Những nghiên cứu của kinh tế vi mô giúp đưa ra nhận định chung về giá cả, thị trường, mức cung, cầu,… của một mặt hàng cụ thể trong phạm vi nhất định. Từ đó các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp với thị trường.

Kinh tế vi mô là gì
Kinh tế vi mô là gì? (Ảnh minh hoạ)

3 ví dụ tham khảo về kinh tế vi mô:

  • Ví dụ 1: Khi giá cá basa tăng thì người tiêu dùng sẽ giảm mua, nhưng người nuôi trồng, người sản xuất sẽ tăng nuôi trồng, sản xuất vì giá cao sẽ mang lại lợi nhuận cao.

Hai bên đang mâu thuẫn trong hành vi của mình trong thị trường, dẫn đến thừa cung thiếu cầu. Kinh tế vi mô sẽ giúp người sản xuất tìm hiểu được sản lượng phù hợp với thị trường hiện tại, để tối đa hóa lợi nhuận.

Kinh tế vi mô sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ về nguồn lực giới hạn của mình, các chi phí cơ hội của mỗi phương án, thị trường hiện tại,… để doanh nghiệp đưa ra phương án tối ưu nhất.

  • Ví dụ 3: Một xưởng sản xuất có nguồn lực 50 công nhân, 1 tỷ đồng, họ muốn sản xuất đồ nam và nữ nhưng chưa biết chọn số lượng như nào cho hợp lý. Họ có thể sản xuất: 50% đồ nam, 50% đồ nữ? 100% đồ nam hoặc 100% đồ nữ? Đồ nữ 70%, đồ nam 30%,…

Kinh tế vi mô sẽ giúp xưởng sản xuất trong một nguồn lực khan hiếm đưa ra giới sản lượng hợp lý, điểm cân bằng giữa đồ nam và nữ (nhưng vẫn tối ưu số lượng sản xuất của cả 2).

2. Vai trò của kinh tế vi mô là gì?

Vai trò của kinh tế vi mô là gì?
Vai trò của kinh tế vi mô là gì? (Ảnh minh hoạ)
  • Kinh tế vi mô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích cơ chế thị trường, mối quan hệ cung – cầu, xác định giá tương đối của sản phẩm hoặc dịch vụ, phân bổ nguồn lực giới hạn cho các mục đích khác nhau.

  • Khi cung – cầu xuất hiện mâu thuẫn thì kinh tế vi mô sẽ giúp tìm ra mức sản lượng tối ưu, tại đó người sản xuất có thể đạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp có chọn ra các phương án cụ thể để phát triển sản xuất và kinh doanh.

  • Kinh tế vi mô cũng đóng vai trò nghiên cứu các trường hợp khi thị trường không hoạt động hiệu quả, công bằng, thất bại thị trường, tìm hiểu những điều kiện cần thiết cho cạnh tranh hoàn hảo.

3. Kinh tế vi mô nghiên cứu về gì?

Kinh tế vi mô thuộc kinh tế học, vì vậy nó nghiên cứu về những vấn đề kinh tế với quy mô nhỏ, thường là gói gọn trong một thị trường nhất định. Dưới đây là các vấn đề kinh tế mà kinh tế vi mô nghiên cứu:

  • Lý thuyết cung – cầu, mối quan hệ cung – cầu trong thị trường

  • Hệ số co giãn cung, hệ số co giãn của nhu cầu trong thị trường

  • Hành vi người tiêu dùng

  • Hành vi nhà sản xuất

  • Cạnh tranh trong thị trường

  • Tác động của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế

  • Tác động của các chủ thể kinh tế như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,… trong thị trường

3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô

Chủ thể quen thuộc khi nhắc đến kinh tế vi mô là gì? Đó là chủ thể kinh tế nhỏ như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất,… và tác động của Chính phủ lên nền kinh tế. Từ đó suy ra được đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô như sau:

  • Những vấn đề kinh tế cơ bản của từng chủ thể kinh tế

  • Những quy luật, xu hướng vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô

  • Những khuyết điểm của kinh tế thị trường

  • Vai trò, tác động của Chính phủ

Đối tượng của kinh tế vi mô là gì?
Đối tượng của kinh tế vi mô là gì? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu ở trên, có thể thấy giữa các thành phần trong kinh tế vi mô là vô cùng phức tạp và rộng lớn, Vì vậy sẽ chỉ tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất:

  • Những vấn đề cơ bản trong doanh nghiệp: Chi phí sản xuất, tác động của quy luật khan hiếm, quy luật chi phí cơ hội tăng dần, lợi suất giảm dần, hiệu quả kinh tế, lý thuyết về tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Các quy luật khác trong sản xuất, chi phí, lợi nhuận.

  • Những vấn đề xoay quanh cung – cầu: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu, cơ chế hình thành giá, giá thay đổi như thế nào khi cung – cầu thay đổi, các hình thức điều tiết giá.

  • Những lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng của con người, quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng.

  • Những vấn đề về cạnh tranh và độc quyền: bản chất và cách hình thành thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền.

  • Những hạn chế của nền kinh tế thị trường.

  • Những can thiệp của Chính phủ vào thị trường.

3.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô

Dưới đây là các phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô:

  • Phương pháp mô hình hóa: Triển khai các bước quan sát và đo lường, xây dựng mô hình kinh tế, kiểm định mô hình và nhận kết quả.

  • Phương pháp so sánh tĩnh: Là so sánh trạng thái cân bằng mới với trạng thái cân bằng cũ khi thay đổi biến số để tìm ra hướng thay đổi của các biến số khi có tác nhân làm thay đổi trạng thái cân bằng ban đầu.

  • Phương pháp phân tích biên tế: Là phương pháp cho 1 biến số cố định rồi thay đổi các biến số khác để để quan sát sự tác động của các biến số đến chủ thể.

4. Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Phân biệt kinh tê vi mô và kinh tế vĩ mô
Phân biệt kinh tê vi mô và kinh tế vĩ mô (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là bảng phân biệt cơ bản kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:

Tiêu chuẩn

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Quy mô, phạm vi ảnh hưởng

Quy mô, phạm vi hẹp trong thị trường cụ thể như: Bất động sản, sữa, điện máy…

Chủ thể kinh tế nhỏ: Cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất…

Quy mô, phạm vi rộng: nền kinh tế, các chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, Tỷ lệ lạm phát, GDP, các chỉ số giá cả…

Cách tiếp cận, phương pháp

Kinh tế vi mô tiếp cận hướng từ dưới lên, cụ thể là thông qua những biểu hiện của thị trường để xem xét và thử nghiệm các tác động của những biến số như cung – cầu, cạnh tranh, hành vi tiêu dùng, hành vi sản xuất… lên chủ thể kinh tế trong thị trường.

Phương pháp: Phân tích toán học, lý thuyết trò chơi.

Kinh tế vĩ mô tiếp cận theo hướng từ trên xuống, thông qua nghiên cứu những tác động của các chỉ số kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, GDP, chính sách Chính phủ tác động lên nền kinh tế và các chủ thể kinh tế.

Phương pháp: Phân tích toán học, thống kê, phân tích và đưa ra dự báo.

Mối quan hệ

Các đối tượng trong kinh tế vi mô là độc tập và thường là không tác động trực tiếp lên nhau.

Để có cái nhìn tổng quan với phạm vi rộng trong một nền kinh tế thì các đối tượng của kinh tế vĩ mô sẽ được nghiên cứu tổng hợp, chúng có thể tác động trực tiếp và tương quan nhau.

5. Kinh tế vi mô tác động gì đến các nhà đầu tư?

Kinh tế vi mô tác động gì đến các nhà đầu tư?
Kinh tế vi mô tác động gì đến các nhà đầu tư? (Ảnh minh hoạ)

Các nhà đầu tư có thể dựa vào những nghiên cứu của kinh tế vi mô để học cách tìm ra các mô hình cho doanh nghiệp có sản phẩm thể hiện độ co giãn cầu theo giá thấp, xác định sự phụ thuộc của các ngành với nhau, các yêu cầu về chi phí vốn, xác định được mô hình doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao,…

Trên đây là các thông tin về kinh tế vi mô là gì, kinh tế vi mô nghiên cứu đối tượng và nội dung nào, kinh tế vi mô và vĩ mô có gì khác biệt. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi nghiên cứu về kinh tế học cũng như triển khai các kế hoạch kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *