141 là gì? Cảnh sát 141 có những quyền gì?

[ad_1]

Ở thành phố lớn, lưu lượng xe tham gia giao thông cao, lực lượng 141 đã được tổ chức. Vậy 141 là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về lực lượng cảnh sát 141 dưới đây nhé. 

Mục lục bài viết [Ẩn]

141 là gì

141 là lực lượng đặc trưng được thành lập nhằm mục đích đấu tranh với các tội phạm để đảm bảo trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn Hà Nội. Lực lượng này được thành lập dựa trên Kế hoạch 141/KH-CAHN-PV11.

1.1 Khái niệm 

141 được hiểu là lực lượng cảnh sát liên ngành, được bố trí theo hai cấp là cấp Thành phố và cấp quận, huyện, được tạo nên bởi 03 thành phần:

  • Cảnh sát giao thông

  • Cảnh sát cơ động

  • Cảnh sát hình sự

Mục đích chính của lực lượng 141 là thiết lập trật tự an toàn giao thông, đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh xã hội.

1.2 Các trường hợp cần thiết huy động lực lượng 141

Theo Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, những trường hợp được huy động lực lượng cảnh sát 141 được quy định cụ thể như sau:

  • Thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị – xã hội, các hoạt động văn hóa và thể thao lớn của Nhà nước được tổ chức ở địa bàn thành phố Hà Nội.

Lực lượng 141 trong ngày lễ diễn ra kỷ niệm
Lực lượng 141 trong ngày lễ diễn ra kỷ niệm ​(Ảnh minh họa)
  • Các đợt cao điểm giao thông để đảm bảo an toàn trật tự giao thông, thực hiện theo các chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an, Giám đốc công an Thành phố Hà Nội.

  • Khi tình hình giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội có diễn biến phức tạp, xuất hiện các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

  • Các trường hợp khác vì mất trật tự, an toàn giao thông mà có thể ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141

Theo Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP và Điều 6, Điều 7 của Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định trên, quy định rõ ràng về nhiệm vụ của lực lượng 141.

Do lực lượng 141 là tập hợp cảnh sát liên ngành, nên nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng sẽ xét theo nhiệm vụ quyền hạn của từng thành phần.

2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát giao thông đường bộ 

– Xây dựng kế hoạch kiểm soát, tuần tra về việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể như sau:

  • Nếu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc Bộ trưởng Bộ Công an quyết định huy động lực lượng thì Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt sẽ thực hiện việc xây dựng kế hoạch.

  • Nếu Giám đốc công an thành phố Hà Nội quyết định huy động lực lượng thì Phòng Cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội nhận trách nhiệm việc thực hiện xây dựng kế hoạch.

  • Nếu Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội quyết định huy động lực lượng thì Đội Cảnh sát giao thông trật tự công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội lên kế hoạch hoạt động.

Thời gian xây dựng kế hoạch: chậm nhất 01 ngày sau khi nhận được quyết định huy động, các cơ quan thực hiện kế hoạch phải trình lên các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc huy động để phê duyệt.

Nội dung kế hoạch phải bao gồm:

  • Số lượng, lực lượng huy động

  • Thời gian, địa bàn cần huy động

  • Nhiệm vụ của các thành phần lực lượng tham gia như cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát hình sự.

– Chỉ đạo, điều hành và tổ chức việc thực hiện tuần tra kiểm soát trật tự, an toàn giao thông

– Xử phạt các hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền.

Xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông
Xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa)

2.2 Nhiệm vụ của cảnh sát khác 

  • Bố trí các lực lượng tham gia thực hiện việc kiểm soát và tuần tra về tình hình thực hiện trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch được đề ra.

  • Thống kê và báo cáo về các vụ việc vi phạm pháp luật hoặc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, kết quả của việc kiểm soát, tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính, phá hoại trật tự an toàn giao thông đường bộ.

  • Nếu lực lượng Cảnh sát khác không đi cùng lực lượng Cảnh sát giao thông, thì phải thực hiện việc kiểm soát, tuần tra về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.

3. ​Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng 141

Theo Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng công an giao thông và lực lượng công an khác như sau:

  • Thực hiện đúng theo kế hoạch đã được đưa ra của các cơ quan có thẩm quyền

  • Lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động phải chịu sự kiểm tra và giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ

  • Nếu phát hiện vi phạm, Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

  • Nếu lực lượng cảnh sát khác không đi cùng Cảnh sát giao thông đường bộ cũng cần thực hiện đúng theo kế hoạch đã được đề ra, và thường xuyên thông báo, báo cáo về việc tuần tra, kiểm soát của mình

  • Trường hợp vượt quá thẩm quyền quyết định, cần lập biên bản xử phạt hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết.

Mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính
Mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa)

Điều 8 của Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định về trang bị, phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể được đề cập dưới đây:

  • Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là biểu mẫu).

  • Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.

  • Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu chỉ được trang bị để làm nhiệm vụ; khi thực hiện xong nhiệm vụ, phải giao lại cho người có trách nhiệm trực tiếp quản lý. Việc giao, nhận phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải có ký nhận, ghi vào sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ.

  • Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng.

  • Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Phương tiện tân tiến được trang bị cho cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Phương tiện tân tiến được trang bị cho cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ (Ảnh minh họa)

Trên đây, là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi về lực lượng 141 là gì? Đây là lực lượng đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo công tác an sinh xã hội. Mong rằng các thông tin trên có thể giúp phần nào gỡ rối vướng mắc của các bạn đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *