[ad_1]
Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn đang diễn ra ngày một nhiều. Cùng nghiên cứu về nội dung mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 cũng như các quy định khác liên quan tại nội dung bài viết.
1. Nồng độ cồn xe máy là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, nồng độ cồn là một chỉ số được dùng để đo hàm lượng cồn có trong bia, rượu.
Nồng độ cồn được tính theo tỷ lệ phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được tính bằng đơn vị là số ml ethanol nguyên chất/100 ml dung dịch ở nhiệt độ 20 °C.
2. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị phạt không?
Uống rượu bia khi lái xe là một hành vi vô cùng nguy hiểm cho bản thân người lái xe và những người khác tham gia giao thông.
Khi uống rượu bia, người lái xe sẽ không đủ tỉnh táo để làm chủ phương tiện của mình, điều này rất dễ gây ra tai nạn giao thông.
Hiện nay, pháp luật quy định khi người điều khiển xe máy tham gia giao thông có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt.
Tùy vào nồng độ cồn, mức phạt sẽ khác nhau. Điều này được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Cụ thể, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định người điều khiển xe máy khi lưu thông trên đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu vi phạm nồng độ cồn dưới 0,25 mg/1 lít khí thở.
Như vậy, trường hợp nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 người điều khiển xe máy lưu thông trên đường vẫn sẽ bị phạt.
3. Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25
Mức phạt nồng độ cồn xe máy hiện nay được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Nồng độ cồn |
Mức phạt |
Phạt bổ sung |
|
Hình phạt |
Thời hạn |
||
≤ 50 mg/100 ml máu hoặc ≤ 0,25 mg/1 lít khí thở |
2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng |
Tước giấy phép lái xe |
10 – 12 tháng |
> 50 mg – 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở |
4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng |
16 – 18 tháng |
|
> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1 lít khí thở |
6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng |
22 – 24 tháng |
Như vậy, đối với trường hợp nồng độ cồn xe máy dưới 0,25, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe 10 – 12 tháng.
4. Nồng độ cồn xe máy dưới 0,25 có bị tước bằng lái, giam giữ xe không?
Như đã trình bày ở trên, trường hợp người điều khiển xe máy có nồng độ cồn dưới 0,25 sẽ bị tước giấy phép lái xe 10 – 12 tháng.
Đối với việc giam giữ xe máy khi người lái xe vi phạm nồng độ cồn dưới 0,25, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ xe máy khi lập biên bản xử phạt đối với với một số hành vi vi phạm hành chính, trong đó có có lỗi về nồng độ cồn.
Khi tiến hành tạm giữ xe, Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản (02 bản chính), sau đó lấy chữ ký của người vi phạm và giao cho người vi phạm giữ 01 bản chính biên bản.
Việc tạm giữ xe máy do người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
Theo đó, thời hạn tạm giữ xe máy do người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 07 ngày làm việc.
Thời hạn tạm giữ xe máy này có thể bị kéo dài hơn nếu rươi vào các trường hợp sau:
– Vụ việc phải chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày;
– Vụ việc cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc vụ việc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ không quá 01 tháng;
– Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian: Thời hạn tạm giữ không quá 02 tháng.
5. Từ chối đo nồng độ cồn, có bị phạt không?
Hiện nay, tình trạng người điều khiển xe máy vì nhiều lý do khác nhau mà từ chối việc đo nồng độ cồn khi cảnh sát giao thông yêu cầu. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật và người vi phạm có thể bị xử phạt về hành vi này.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị phạt tiền 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển xe máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian 22 – 24 tháng.
Như vậy, nếu người điều khiển xe máy cố ý từ chối đo nồng độ cồn sẽ bị phạt hành chính với mức tiền phạt là 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian 22 – 24 tháng.
Trên đây là nội dung: Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25